Hệ miễn dịch, một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, phối hợp với nhau, để bảo vệ con người chống lại mầm bệnh, vi rút, vi trùng hay các tác nhân gây hại.
Có 2 loại miễn dịch.
1. Miễn dịch bẩm sinh, loại miễn dịch này là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể.
2. Miễn dịch thích ứng.
Hệ miễn dịch bẩm sinh kích hoạt rất nhanh, ngay lập tức trong khi hệ miễn dịch thích ứng sẽ chậm hơn một chút vì phải nhận diện được loại virus xâm nhập vào cơ thể.
Miễn dịch tự nhiên được tạo thành cơ bản trên da, đường ruột và lỗ mũi mỗi khi chúng ta hít thở hoặc có điều gì xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc khi da có vấn đề khác thường. Ngay khi yếu tố bên ngoài đó xâm nhập vào cơ thể một số tế bào nhất định sẽ được kích hoạt và ngay lập tức phản ứng để tiêu diệt “kẻ xâm lược", một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó hoặc bất cứ thứ gì. Vì vậy, các tế bào biểu mô của da và một số cơ quan khác đóng vai trò như rào cản. Một khi virus hay vi khuẩn xâm nhập, tất cả các tế bào miễn dịch được kích hoạt và sẵn sàng tấn công. Hệ miễn dịch thích ứng mất nhiều thời gian hơn để nhận biết được “kẻ xâm lược" là gì. sau đó mới bắt đầu phản ứng và tiêu diệt nó.
Để giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, kết hợp tập thể dục thường xuyên, giảm stress, ngủ ngon, đủ giấc và sống năng động lành mạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giúp cường kiện cơ thể nên lưu ý những gì?
Protein
Protein giúp tạo cơ bắp, tạo ra rất nhiều tế bào phòng thủ và miễn dịch, cung cấp cơ chế phòng vệ cho cơ thể.
Bạn nên cân bằng lượng protein cho cả 3 bữa ăn trong ngày: sáng, trưa và tối.
Và đối với những người có cân nặng trung bình, lý tưởng nhất khi bạn có thể nạp 25 gam protein trong mỗi bữa ăn, tổng cộng 75 gam cho cả ngày.
Vitamin và chất khoáng
Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất quan trọng trong việc xây dựng và hỗ trợ hệ miễn dịch của chúng ta. Chúng là yếu tố bổ trợ cho rất nhiều tế bào miễn dịch và trong quá trình phản ứng để chống lại vi khuẩn và virus.
Cần bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các bữa ăn với lượng vừa đủ, đặc biệt là vitamin C, A, E và D; và những khoáng chất như kẽm, selen, sắt, đồng và v.v...
Một số loại thực phẩm chứa vitamin C dồi dào như nước cam, trái cây, rau củ, các loại rau lá xanh như cải xoăn,..
Chất béo
Chất béo tốt, bao gồm Axit béo Omega-3 mang lại nhiều lợi ích như duy trì huyết áp ổn định, giúp duy trì lượng chất béo trong cơ thể bình thường và giúp bạn có một trái tim khoẻ.
Hạn chế chất béo bão hoà sẽ giúp bạn duy trì và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Chất xơ
Cơ thể chúng ta cần một lượng chất xơ khoảng 30 gam mỗi ngày, chất xơ có thể được bổ sung từ thực phẩm như: yến mạch, đậu nành, đậu lăng, bánh mì nguyên cám v.v..
Chất xơ rất quan trọng trong việc xây dựng và hỗ trợ hệ miễn dịch của chúng ta. Chất xơ thúc đẩy sản sinh ra interleukin-4, đó là loại hợp chất hữu cơ đặc thù rất tốt để kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch, bạch cầu.
Dưỡng chất thực vật
Dưỡng chất thực vật là các chất dinh dưỡng có trong hoa quả và rau củ, đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe.
Dưỡng chất thực vật có chứa thành phần polyphenols (các chất chống oxy hoá), là thành phần quan trọng trong một số chức năng của cơ thể bao gồm duy trì huyết áp ổn định, và cũng rất tốt cho tim mạnh.
Chất xơ và Polyphenols tốt có trong nguồn thực phẩm rau củ quả nhiều màu sắc không chỉ giúp hệ vi sinh khoẻ mạnh hơn, mà còn hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch của bạn. Vì vậy, hãy cung cấp đa dạng các thực phẩm từ thực vật để cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày!
Tham khảo:
https://microbenotes.com/cells-of-the-immune-system/
https://kidshealth.org/en/parents/immune.html
https://aminoacidstudies.org/immune-system/
www.sciencedaily.com/releases/2013/04/130423102127.htm
https://www.webmd.com/diet/features/what-to-know-about-omega-3s-and-fish#2
www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983